Tin mới


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nhạc sĩ Văn Cao dòng sông âm nhạc hai màu hòa ca
Nguồn: Văn Nhân 150

 NSUT Kiều Khắc Dư

Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Nam Định

Âm nhạc giao hưởng nói riêng, nhạc không lời nói chung, thể coi quốc nhạc là nền tảng âm nhạc, là tài sản kiêu hãnh của một quốc gia. Nhưng Việt Nam đất nước của bốn mùa xanh tươi cây lá, nơi chắp cánh cho mĩ cảm thăng hoa thì tài sản âm nhạc quan trọng nhất nổi bật nhất của cha ông để lại các làn điệu dân ca. Những câu ca cánh bay lả, có dòng sông bên lở bên bồi đã làm cho hình tượng âm nhạc cất cánh. Nhạc lời chính là thành tựu của các thế hệ nối tiếp sang nền tân nhạc (nhạc có thể ghi chép thành nốt) cũng chính CA KHÚC, nhạc lời chứ không phải nhạc không lời.

Trong hàng ngũ những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Văn Cao chỉ với kho tàng sáng tác ca khúc rất khiêm tốn: khoảng trên dưới ba mươi bài (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hơn 600 bài; nhạc sĩ Phạm Duy hơn một ngàn bài), song vẫn một dòng sông âm nhạc mênh mông luôn chảy xiết trong lòng người yêu âm nhạc, yêu nghệ thuật nói riêng, trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung. Văn Cao bừng sáng như một niềm kiêu hãnh đại không một nhạc nào của Việt Nam được. Điều đó đã được khẳng định bởi với bài “Tiến quân ca” được Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn làm Quốc ca từ năm 1946 đến nay vẫn không thể nào thay thế, thì hơn 90 triệu người Việt Nam đang sống, và cả mấy chục triệu người Việt Nam đã từng sống trên dải dất hình chữ S này rồi qua đời từ đó đến nay, hỏi ai mà không từng nghe, từng hát Quốc ca chứ? Quốc ca mang hồn thiêng sông núi mang niềm kiêu hãnh của cả dân tộc. Văn Cao không chỉ nhạc sĩ, còn thi sĩ, họa sĩ, chiến sĩ ngay trong những ngày đầu cách mạng đầy gian khổ hiểm nguy. Bốn tài hoa thiên phú hòa hợp trong một con người xuất chúng. Phải chăng vì thế mà các bài hát của ông vừa đa dạng, đa thanh, lại đa sắc, đa tình. Lai láng hồn thơ, lung linh sắc màu, oai hùng, hào sảng. Cũng phải chăng vì thế mà chỉ với gia tài trên dưới 30 bài hát, ông đã đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang mà chưa một nhạc Việt Nam nào đạt tới: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996), Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Tên ông đã được đặt cho tên đường, tên phố tại Thủ đô Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và nhiều địa phương khác, trong đó có thành phố Nam Định của chúng ta thủ phủ đất Thiên Trường. Quê hương ông Tổ tông nơi sinh ra một tinh hoa xuất chúng- nhạc sỹ Văn Cao.

Với một gia tài âm nhạc khiêm tốn về số lượng như thế mà đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang như vậy, chắc chắn gia tài đó hàm chứa rất nhiều dung lượng hữu hình và hình, tựa như kho tàng nhỏ nhưng ẩn chứa nhiều viên ngọc quý giá, nhiều giá trị tinh thần lớn lao, để những nhà nghiên cứu âm nhạc đã, đang và sẽ đi sâu tìm hiểu, phát hiện ngày càng nhiều giá trị trong các bài hát của người nhạc sĩ được “trời cho” ấy (ý của nhà nghiên cứu âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha). Với khuôn khổ một bài viết ngắn nhân sắp đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11-2023), tôi xin góp một tiếng nói, một ý nhỏ trong khi tìm hiểu kho tàng ca khúc của ông.

Rất nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng đánh giá các tác phẩm Văn Cao viết trong thời kỳ 1939 - 1942 (khi ông tuổi 16 đến 19), mang tính khai phá trong Tân nhạc Việt Nam. Đó “Buồn tàn thu” (1939), “Thiên Thai (1941); “Cung đàn xưa”, “Thu liêu”, “Đàn chim Việt” (1942); “Trương Chi” (1943); rồi còn “Suối mơ”, “Bến xuân”... Những ca khúc mà bây giờ khán giả yêu nhạc Việt Nam có thể bắt gặp thường xuyên được trình diễn với các danh ca có hạng trên các sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài nước; có thể tìm thấy dễ dàng bản tiếng (file audio), bản hình (file video) trên internet trong các website chuyên về âm nhạc thịnh hành như zing.mp3, baicadicungnamthang. vn, nhaccuatui.com, hoặc những website tổng hợp nổi tiếng như Youtube, Tiktok... Song đã có một thời gian dài trước thập kỷ 80 thế kỷ XX, những nhạc phẩm đó được coi là dòng “nhạc vàng”, nhà nước ta cấm lưu hành. Đó là do hoàn cảnh lịch sử, chứ không phải ý muốn chủ quan của bất kỳ ai. Bởi trước khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền cách mạng của ta phải đương đầu với hai thế lực xâm lược hùng mạnh nhất thế giới: Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Để tập hợp được ý chí của toàn dân, quyết tâm giành tự do cho dân tộc, giành độc lập, thống nhất cho non sông đất nước Việt Nam, văn học nghệ thuật, trong đó có âm nhạc nhằm mục tiêu cao nhất là động viên tinh thần yêu nước, xả thân vì nước, chiến đấu chống lại kẻ thù. Vì thế mới có những vần thơ phê phán sâu xa và định hướng rõ ràng cho văn nghệ, mang chất động viên chiến đấu hừng hực chí anh hào như thế này:

Nếu thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để tâm hồn treo ngược trên cành cây

Hay lả lướt đìu hiu cũng ngọn liễu

Nếu thi nghĩa nhăn với mếu

Nghĩa là van Thượng đế

rủ lòng thương

Hồn lạc lõng muôn phương

Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ.

Nếu thi sĩ vùi đầu mài miệt tả

Cặp tuyết lê hồi hộp trước tình yêu

Cho cuộc đời là ảo mộng cao siêu

Chìm đắm thương hoa tiếc ngọc.

...

Không, không được,

hỡi các nhà văn nghệ

Các nhà thơ yêu dấu của đồng bào

Các nhà thơ trong sạch với thanh cao

Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt.

...

Cao giọng hát với bài ca chính khí

Của anh hùng nước đã quên mình

Của Đình Phùng, Đề Thám với Châu Trinh

Của Bãi Sậy, Thái Nguyên Yên Bái.

Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới

Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch Đằng

Để tâm hồn dào dạt ải Chi Lăng

Làm bất tử trận Đống Đa oanh liệt.

...

(Trích bài thơ “Là thi sĩ” của Sóng Hồng)

Hay gọn gàng, cụ thể và vắn tắt hơn là thế này:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây gió trăng hoa tuyết núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong!

(Trích “Nhật trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

thế các vần thơ, câu ca không “có thép” dĩ nhiên là không phù hợp với bối cảnh của quãng thời gian mà “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, lớp lớp thanh niên cầm súng lên đường ra mặt trận với lời hát trên môi “Đời chưa hết giặc là ta chưa về” (Bài hát của Huy Du). Để phân biệt dòng nhạc của những bài ca “có thép” với những bài ca không nằm trong số đó, đa số ra đời trước cách mạng tháng Tám 1945, người ta đặt tên dòng “nhạc vàng”, không phải vàng bạc quý giá, hàm ý là vàng vọt, yếm thế, như vàng trên cây, dễ làm tiêu tan ý chí chiến đấu, gây bất lợi cho công cuộc cách mạng. Sau khi thống nhất đất nước, vượt qua giai đoạn cực kỳ gian khổ khó khăn do các thế lực trong nước chống phá, ngoài nước đánh lén, cấm vận vây ép, sang giai đoạn đổi mới, kinh tế ngày càng nâng cao, quan hệ ngoại giao ngày càng cởi mở, kéo theo văn hóa văn nghệ phát triển đa dạng muôn màu. Rất nhiều bài hát mới, trào lưu âm nhạc mới ra đời, mà trong đó nhiều tác phẩm không “có thép”, chỉ nói về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, niềm tin yêu cuộc sống, những niềm vui và cả những nỗi buồn tích cực vẫn được người nghe tán thưởng. Do đó, khái niệm “nhạc vàng” dần dần hầu như đã tự biến mất. Người hát, người nghe lại say mê với bức tranh được vẽ lên đầy huyền ảo qua giai điệu lời ca của “Thiên Thai”: “Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng/ Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên... Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời/ Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền nan...”. đầy lãng mạn thanh bình của “Suối mơ”: “...Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối/ Nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương gió ngát/ Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi/ Tơ đàn chùng theo với tháng năm/ Rừng còn nhớ tới người...”...

Không biết ai nghĩ thế nào, chứ tôi thì thấy nghe những giai điệu với những lời ca huyền ảo mộng mơ đến mức dường như thoát tục ấy, những “Suối mơ”, “Thiên Thai”, “Cung đàn xưa”, “Đàn chim Việt”, và cả “Bến xuân”, “Thu cô liêu”, “Trương Chi” với “Buồn tàn thu”, nó có nỗi lòng riêng tư, nhiều khi gợi lên nỗi nhớ, nỗi buồn man mác thoảng qua, nhưng cũng làm tâm hồn ta trẻ lại, tuổi ta xanh lại một thời thanh xuân tươi đẹp với bao ước vọng, mộng mơ. Đó thực sự là những bản tình ca. Phải chăng lúc này ta nên gọi những bài ca của Văn Cao thời kỳ 1936 - 1942, những bản TÌNH CA ấy là dòng “nhạc xanh” mới đúng tính chất, mới hợp với hồn cốt của nó?

Văn Cao không chỉ người góp phần khai phá Tân nhạc Việt Nam với hàng chục bản TÌNH CA thuộc dòng NHẠC XANH nói trên, mà còn là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến cách mạng Việt Nam, với những bản HÙNG CA, được bắt đầu bằng bài hát “Tiến quân ca” bất hủ. Chuyện kể rằng năm 1944 khi cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo còn đang gặp vô vàn khó khăn, một cán bộ Việt Minh tên là Vũ Quý đã gặp gỡ thuyết phục Văn Cao gia nhập hàng ngũ Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc cổ vũ, ca ngợi đoàn quân cách mạng. “Tiến quân ca” đã ra đời theo kiểu “đơn đặt hàng” như thế, được in trên báo Độc lập tháng 11/1944, rồi ngày 17/8/1945 nó được vang lên lần đầu tiên tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội (nay quảng trường Cách mạng Tháng Tám), năm 1946 đã chính thức trở thành Quốc ca Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh. Sau “Tiến quân ca”, với tinh thần yêu nước nồng nàn, tài năng sáng tạo vô song, Văn Cao tiếp tục cho ra đời các nhạc phẩm để đời “Bắc Sơn”, “Chiến sĩ Việt Nam”, “Không quân Việt Nam”, “Bài ca chiến sĩ hải quân” (1945); “Làng tôi” (1947); “Ngày mùa” (1948); “Tiến về Hà Nội” (1949); “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch” (1950)... đặc biệt sự ra đời của nhạc phẩm huyền thoại hoặc lòng người, trường ca “Sông Lô” (1947). Bản trường ca này đã mở đầu cho những trường ca cách mạng đầy chất bác học về âm nhạc nối tiếp theo sau như “Du kích sông Thao” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận; “Người Hà Nội” của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi... Cách mạng Việt Nam đã nguồn hứng khởi để hàng trăm nhạc sĩ viết nên hàng ngàn bản HÙNG CA rạo rực thôi thúc lòng người, song nổi bật nhất, tiêu biểu nhất, chắc chắn “Tiến quân ca” trong thể loại ca khúc, “Sông Lô” trong thể loại trường ca. Cả hai tuyệt phẩm ấy đều do một nhạc sĩ sinh ra thành phố cảng Hải Phòng, nhưng quê hương, ông bà, nơi xuất xứ tài năng thôn An Lễ, Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định: nhạc Văn Cao. Nếu có thể hình tượng hóa những nhạc phẩm của Văn Cao là một dòng sông âm nhạc, thì những bản TÌNH CA tuyệt vời của ông dòng nước êm đềm màu XANH, những bản HÙNG CA đỉnh cao của ông là dòng nước sục sôi màu ĐỎ. Dòng nước XANH tắm mát tâm hồn ta. Dòng nước ĐỎ cổ ý chí ta. Hai dòng nước ấy cùng chảy trong một dòng sông thiên tài: dòng sông âm nhạc Văn Cao. Chúng ta yêu quí và tự hào vì có một Văn Cao.q

 

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH

          Địa chỉ:  171 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định
          Điện thoại: (0228) 3849430 - Email: vannghenamdinh18@gmail.com
          Website: http://hoivhnt.namdinh.gov.vn
  Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 04/GP-STTTT ngày 19/12/2018
          Chịu trách nhiệm xuất bản: NSƯT. Nhạc sĩ Kiều Khắc Dư - Chủ tịch Hội