image banner
Tin mới


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nhà giáo - Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam
Văn Nhân 142

NGUYỄN CÔNG THÀNH


         Đóng góp và tầm vóc của một nhà nghiên cứu khoa học thể hiện chủ yếu qua sản phẩm công trình nghiên cứu cụ thể, nơi kết tinh tưởng - mục tiêu nghiên cứu (có thể coi là tầm), nhiệt tình tâm huyết và sự đam mê chiếm lĩnh đối tượng nghiên cứu qua tài liệu thực tế cuộc sống (tâm), năng lực làm chủ đối tượng nghiên cứu, thể hiện các sản phẩm nghiên cứu bằng văn bản viết kèm theo những chứng cớ khoa học hấp dẫn giàu sức thuyết phục có tác dụng lan tỏa (tài). Tôi nhận thấy thành tựu nghiên cứu khoa học của nhà giáo - nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam có đủ ba yếu tố ấy.
     Nghề dạy học và bộ  môn  Lịch sử  là nơi khởi phát niềm đam mê sưu tầm nghiên cứu lịch sử văn hóa nghệ thuật của ông. Tác giả Bùi Văn Tam thuộc thếhệ những người được học hành bài bản nghiêm cẩn, sớm giao tiếp với những nhà giáo - nhà khoa học tài hoa và tâm huyết trong giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Được học và tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp Nội khóa 1956 - 1960, ông tiếp thu từ những người thầy nổi tiếng (như Giáo sư Trần Đức Thảo, Giáo sư Trần Văn Giàu, Giáo Nguyễn Mạnh Tường...) những người bạn học tài hoa (tiêu biểu là nhà sử học Lê Văn Lan), những trí thức uyên bác với lòng yêu nước tâm thành, tận tụy với nghề nghiệp, có bản lĩnh khoa học, luôn hướng đến phương pháp nghiên cứu khoa học  hội nhân văn đúng đắn sáng tạo, gắn với thực tiễn cuộc sống... Câu nói nằm lòng luôn nhắc nhở, day dứt suốt đời ông chính lời căn dặn của Giáo Trần Văn Giàu Làm việc cũng được, nhưng “hãy tìm chỗ đứng dưới ánh mặt trời”, đây là câu nói của người Nhật. Mỗi con người tùy hoàn cảnh cùng với “sở trường, sở đoản” phải tìm bằng được cho mình “chỗ đứng dưới ánh mặt trời” quang minh chính đại, để có suy nghĩ đúng, hành động đúng, vượt qua mọi thử thách gian khó, những biến thiên của cuộc sống hội, đạt được mục đích sống và làm việc của mình.

Tâm niệm ấy đã thay đổi phương thức tìm tòi nghiên cứu sáng tạo của nhà giáo sử học Bùi Văn Tam. Nếu như thời trai trẻ ông đã từng hăm hở viết báo, dịch thuật những truyện ngắn Trung Quốc để đăng báo (đã được Nhà xuất bản phổ thông xuất bản 2 tập truyện dịch), thì sau khi tốt nghiệp đại học, chính thức trở thành giáo viên giảng dạy lịch sử, ông đã hình thành tác phong sưu tầm nghiên cứu biên soạn các tư liệu lịch sử địa phương để trước hết làm tài liệu phục vụ giảng dạy, với ý thức muốn dạy lịch sử giỏi phải người phương pháp nghiên cứu lịch sử thật tốt. Càng đi vào thực tế sưu tầm tư liệu văn hóa dân gian, đền từ, miếu mạo, các thư tịch cổ, nhà giáo sử học Bùi Văn Tam càng bị lôi cuốn vào những vấn đề đặt   ra trong thực tế. Kể từ năm học 1965 - 1966 khi ông được trở về giảng dạy công tác tại quê hương Nam Định (lúc đó Ty Giáo dục Nam Hà), như “cá về với nước”, đồng hành với nhiệm vụ giảng dạy lịch sử ở trường phạm của  tỉnh rồi trường cấp III Vụ Bản quê ông, tham gia công tác quản lý chỉ đạo môn lịch sử của Ty Giáo dục..., ông bắt đầu sự nghiệp tìm cho mình một “chỗ đứng dưới ánh mặt trời”. Thành quả nghiên cứu ban đầu của ông là hệ thống liệu để viết những mẩu chuyện lịch sử tỉnh Nam Hà, những chuyện viết lại về đời Trần... Ông đã kết hợp việc bồi dưỡng năng lực điền cho học sinh học môn lịch sử, với việc làm phong phú thêm nguồn liệu điều tra khảo sát thực tế của mình. Trong điều kiện của một nhà giáo địa phương làm công tác nghiên cứu khoa học, ông gặp không ít khó khăn khi xử lý các mảng liệu, hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử xã hội nhân văn. Ông khao khát mở rộng tầm nhìn về phương pháp nghiên cứu qua những lần được tập huấn, những dịp hiếm hoi được trao đổi với các bậc đàn anh về khoa học lịch sử. Ông lựa chọn những đề tài đã được nghiên cứu nhưng còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề chưa ngã ngũ hoặc chưa được giải xác thực thỏa đáng, như đề tài “Thiên Bản lục kỳ”, “Trạng nguyên Lương Thế Vinh”, “Thánh Mẫu Liễu Hạnh”..., để làm cơ sở đi sâu khai thác tài liệu thực tế thỏa niềm đam mê của chính mình sức hấp dẫn cùng đồng nghiệp. Qua những trao đổi mang tính học thuật, ông rất thấm thía muốn có sản phẩm nghiên cứu khoa học giàu sức thuyết phục, phải đẩy mạnh nghiên cứu đa ngành. Để sản phẩm nghiên cứu có sức lan tỏa lâu bền, phải kết hợp nghiên cứu chuyên sâu  mang tính hàn lâm kinh viện với phương pháp điền dã, biết vận dụng sản phẩm nghiên cứu gắn với tuyên truyền mang tính phổ cập thời sự. Ông chọn hướng nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, địa phương, để giải tỏa nguồn liệu điền dã đã có, viết lịch sử địa phương các xã và huyện Vụ Bản, hướng tới viết địa chí văn hóa các xã và địa chí văn hóa huyện Vụ Bản đồng thời với nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu. Quả nhiên những cuốn lịch sử địa phương này đã phát huy tác dụng trong cộng đồng, “tạo vốn” để có những nghiên cứu sáng tác sâu rộng hơn. Ông nhận ra phương pháp điền dã, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại hết sức quan trọng. Có lần năm 1968, sau khi hoàn thành 100 trang viết về lịch sử huyện Vụ Bản, ông mạnh dạn đến gặp giáo sư sử học nổi tiếng Trần Huy Liệu để xin góp ý (dịp ấy giáo sư Trần Huy Liệu về công tác ở quê nhà, huyện Vụ Bản). Thật may mắn, ông đã được giáo sư Trần Huy Liệu nhận xem trực tiếp cho ý kiến cụ thể (28 ý) vào bản thảo, trong đó giáo nhấn mạnh viết sử phải chú ý tính chân xác của lịch sử. Viết lịch sử đất Vụ Bản phải tìm hiểu kỹ, đặt trong mối quan hệ với văn hóa nguồn cội Thiên Bản lục kỳ, không thể bỏ qua Mẫu Liễu Phủ Dầy, các di tích văn hóa, lễ hội, văn chương truyền miệng và văn tự thành văn...

Tìm được hướng đi đúng, ông xác định mình không thuận lợi về điều kiện nghiên cứu như những bạn bè cùng khóa, người được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, người được về viện Sử học..., nhưng mình có lợi thế điền khảo sát nghiên cứu từ thực tiễn của vùng quê ăm ắp dữ liệu của một Thiên Bản địa linh nhân kiệt. Ông quyết tâm tìm và khẳng định “chỗ đứng” của một nhà giáo nghiên cứu lịch sử văn hóa trên chính mảnh đất quê nhà. Không để mình bị choáng ngợp trước những bề bộn tài liệu có sẵn và tài liệu sưu tầm được, ông luôn ý thức kế thừa phát huy những gì đã có. Lịch sử quá khứ ở đất Thiên Bản còn nhiều vấn đề mới “xới xáo” lược, mình phải nhiệm vụ “tiếp sức” trong nghiên cứu, để rồi mỗi thế hệ lại có sự tiếp nối tiếp cận đến bản chất sự việc hiện tượng lịch sử xã hội. Ông tập hợp phân loại liệu, đối chiếu so sánh để thấy sự nhất quán tương đồng cũng như sự mâu thuẫn dị biệt giữa các hiện tượng  sự  kiện.  Từ  đó  những gì cần kế thừa bổ khuyết, những gì cần đào sâu đi tiếp theo hướng mở, không để nghiên cứu bị vào ngõ cụt, hoặc bao biện khiên cưỡng. Tính nhân văn của việc tiếp thu, đánh giá, bổ sung tài liệu để vấn đề sáng tỏ hơn nhằm tôn vinh những di sản mình nghiên cứu. Ông chọn nghiên cứu ngay những vấn đề tưởng như đã an bài: “Thiên Bản lục kỳ” - sáu sự kỳ lạ trên đất Thiên Bản. Thiên Bản là tên địa danh thì rõ rồi, nhưng lục kỳ là  sáu  sự kỳ lạ của cảnh vật hay của con người? Nếu sự kỳ lạ của con người thì hoàn cảnh cụ thể? Gồm những ai?... Khi  điền dã, có rất nhiều ý kiến của các bậc cao niên kể về sáu con người cụ thể, nhưng lại không giống nhau, chưa ngã ngũ. Trong sáu nhân vật lạ kỳ (lục kỳ), đa số ý kiến thống nhất ở bốn nhân vật: Thần Tam Ranh, Thần Cường Bạo, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Bà chúa Thông Khê Trần Thị Ngọc Đài. Còn hai trong “lục kỳ” thì có tới bốn vị được nêu lên: Lã Gia, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Đề Sát, Điền Quận công. Ông cũng đã có trong tay tài liệu “Tiên phả dịch lục” năm 1913 của cụ phó bảng Kiều Oánh Mậu và sách viết về Phủ Dầy năm 1995 của hai nhà nghiên cứu Bùi Hạnh Cẩn và Lê Trân bàn về “Thiên Bản lục kỳ”. Vấn đề được đặt ra, đã “Thiên Bản lục kỳ” thì người được vinh danh đặc biệt ấy phải đảm bảo hai tiêu chí căn bản: Người trên đất Thiên Bản phải thật sự có sự lạ kỳ. Sau khi tiếp xúc với văn tự hiện có và những phân tích cụ thể giữa Lã Gia và Trạng Lường, sự gíc của tài liệu thực tế cho phép ông lựa chọn Trạng Lường. Vì Trạng Lường thuộc Thiên Bản, cuộc đời và sự nghiệp của quan Trạng gồm rất nhiều sự lạ kỳ được lưu truyền trong dân gian và sử sách (nhà Đại thành toán pháp, nhà ngoại giao kỳ tài, nhà giáo, nhà thơ, nhà soạn lễ nhạc cung đình,...) Trong khi đó, nhân vật Gia có ý kiến cho ông là một người thời Triệu Đà, chưa rõ lai lịch  công  trạng. Lại có ý kiến cho rằng nhân vật Lã Gia  người Châu Ái (Thanh Hóa) có tinh thần chống xâm lược nhà Hán, với tinh thần quả cảm hy sinh vì đại nghĩa, chết trên đất Thiên Bản chứ không phải người của Thiên Bản, không giai thoại hoặc sử sách nào ghi lại sự tích “lạ kỳ” của danh nhân này. Sau gần 10 năm nghiên cứu thận trọng công trình “Thiên Bản lục kỳ - Huyền thoại đất Sơn Nam” của ông năm 1997 mới chính thức được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc cho xuất bản (năm 2019 đã tái bản). Ông tâm sự: “Thật ra, huyền thoại về Thiên Bản lục kỳ chưa    ai viết hành trang sự nghiệp của từng vị. Nay tôi là người đầu tiên sưu tập liệu dựng nên những huyền thoại này phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân Thiên Bản, tôn vinh được những bậc kỳ tài không chỉ mang tính thần kỳ còn là những bậc có nhiều mưu trí sáng tạo để giúp dân, giúp nước. Huyền thoại này là văn học dân gian, khoa học mở,  tôi viết xong rồi, nay đang tiếp tục nhận thêm nhiều giai thoại nữa về các vị thần, huống hồ sau này lại có người kế tiếp viết lại, mở rộng thêm, lại càng phong phúVới quan niệm nghiên cứu mở, mang tinh thần nhân văn ấy, ông  đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu các đề tài mà trước ông đã có nhiều nhà nghiên cứu đã viết, nhưng đóng góp của ông không chỉ là kế thừa mà còn có cứ liệu kiến giải mới mang dấu ấn riêng tác giả Bùi Văn Tam. Trong số đó  phải kể đến công trình nghiên cứu về “Trạng nguyên Lương Thế Vinh” của ông được 4 Nhà xuất bản in và phát hành với khối lượng lớn (Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định XB năm 1990; NXB Văn hóa Dân tộc XB năm 1996; NXB Đồng Nai tái bản năm 1997; NXB Thanh Hóa tái bản năm 2000). Tác phẩm “Giai thoại Trạng Lường” của ông được NXB Văn hóa Dân tộc XB năm 1999 (tái bản 2001). Công trình nghiên cứu về Phủ Dầy được ông viết thành hai đầu sách: “Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh” NXB Văn hóa Dân tộc XB năm 1996 (tái bản tới 4 lần); “Phủ Dầy và các nữ thần Vụ Bản trong tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh” NXB Hồng Đức XB năm 2020. Ví như việc sưu tầm nghiên cứu về danh nhân nổi tiếng Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tưởng như đã an bài với những giai thoại lưu truyền trong dân gian. Nhưng khi đi vào những sự việc cụ thể xác thực để  khẳng định  tài ba lỗi lạc đa diện, bản lĩnh cao khiết, phẩm chất sáng ngời cùng những cống hiến cho dân cho nước của vị Quan Trạng đặc biệt trong năm vị Trạng nguyên thời phong kiến của tỉnh Nam Định (Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Đào  Sư  Tích, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo) thì quả không đơn giản chút nào. Từ lai lịch dòng họ Lương qua tháng năm đã lưu lạc nhiều nơi, đến các trước tác của vị Trạng nguyên nức danh này cũng không còn được lưu giữ nhiều trên đất Vụ Bản. Câu chuyện ông bà Bùi Văn Tam bằng chiếc xe đạp cà tàng, từ năm 1973 đã  lặn  lội đi khắp các tỉnh có dấu tích lưu lạc của dòng họ Lương (Nghệ An, Thái  Bình, Nội, Thái Nguyên...) để cố tìm kiếm những manh mối liên quan đến cuộc đời sáng tác của vị Quan trạng họ Lương, cũng có thể coi như “một huyền thoại”. Phải chăng có sự linh ứng nào đó, nhà giáo Bùi Văn Tam đã gặp may khi ở vào những hy vọng cuối cùng của cuộc tìm kiếm, ông đã có được liệu quý - cuốn sách “Đăng khoa lục sưu giảng” trong đó có ghi lại tiểu sử của cụ Trạng Lường và bài luận văn nổi tiếng “Đối đình sách văn” cùng hai bài phú và hai bài thơ của Cụ... Điều đó góp phần vào lý giải của tác giả Bùi Văn Tam khi viết về Trạng nguyên Lương Thế Vinh.

Tiếp xúc với các công trình nghiên cứu của ông nhiều người không khỏi ngỡ ngàng kính nể công sức, tác phong làm việc sâu sát bền bỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu, tính chuyên nghiệp khối lượng sản phẩm khoa học khá đồ sộ ông đem lại. Với một cây bút sưu tầm nghiên cứu lịch sử văn hóa tự đào luyện, làm việc chủ yếu ở địa phương, nhưng tác giả Bùi Văn Tam đã có một thành quả ngoài sự tưởng tượng thông thường của mọi người: 2 tác phẩm truyện (dịch); 4 đầu sách nghiên cứu về Trạng nguyên Lương Thế Vinh; 2 đầu sách nghiên cứu về Phủ Dầy và tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh; 4 đầu sách nghiên cứu về: Vụ Bản thời Hùng Vương, Văn hóa Làng trên đất Thiên Bản, Nguyệt Du Cung đền  Cây Đa Bóng, Núi Ngăm khu du lịch sinh thái; 12 cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản và các xã; 5 cuốn Địa chí văn hóa xã. Hầu hết các công trình nghiên cứu được ông hoàn thành trong giai đoạn ông đã nghỉ hưu (1992), đặc biệt công trình nghiên cứu khoa học “Địa chí Văn hóa huyện Vụ Bản” gồm 772 trang khổ lớn (20,5 x 29 cm) với 21 chương mục, bao quát rộng, từ địa lý, lịch sử, kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán lễ hội, giáo dục đào tạo, văn học nghệ thuật, nhân vật lịch sử văn hóa, các tác giả tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, những nhà khoa cử... Công trình đã được tỉnh Nam Định cấp kinh phí cho một đề tài khoa học xã hội nhân văn và đã được nghiệm thu. Có thể nói đây là một công trình thể hiện toàn diện tâm huyết và tài năng của một nhà nghiên cứu có thâm niên.

Nếu nói các đầu sách công trình nghiên cứu chính những “lá phiếu” tin cậy nhất để “bầu” nên danh hiệu của tác giả, thì các công trình nghiên cứu và các cuốn sách của tác giả Bùi Văn Tam chính những “lá phiếu” tin cậy ấy. Ông đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, từ Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, các Huy chương Kỷ niệm chương, đến nhiều Bằng khen Giấy khen từ Trung ương đến địa phương, sáu giải thưởng về Văn học Nghệ thuật... Ông sớm trở thành hội viên của Hội Văn nghệ dân gian VN, Hội Khoa học Lịch sử VN, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Ông tìm thấy niềm vui của sự “tiếp sức” trong công việc thầm lặng của mình khi được tiếp xúc với các nhà nghiên cứu lành nghề, những buổi sinh hoạt chuyên môn với các Hội, những lần làm việc với các nhà xuất bản. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định là nơi ông có mặt ngay từ ngày đầu thành lập (1977). Tuổi hội viên của ông bằng tuổi của Hội VHNT, năm 2022 đã là 45 năm (1977 - 2022) thành lập Hội. Ông thuộc thế hệ những hội viên kết nạp đợt đầu (1977) của Bộ môn Nghiên cứu Phê bình của Hội VHNT tỉnh Nam Định: Xuân Quang, Nguyễn Văn  Huyền, Ngọc Lý, Trần Xuân Mậu, Trần Văn Phẩm, Trần Xuân Hảo, Trần Quát, Minh Tân, Trần Tường, Đoàn Tùng, Đoàn Ngọc Phan, Đào Đình Tửu, Đỗ Nguyên Hạnh, Nguyễn Hữu Kiều...

Mỗi dịp hội họp và sinh hoạt chuyên môn của bộ môn, là dịp để ông trao gửi tặng phẩm của mình, khi thì sách mới xuất bản còn thơm mùi mực in, khi thì phô tô lại bản thảo đang chờ xuất bản hay một bài báo của ông mới đăng..., kèm theo là nụ cười hồn hậu cởi mở. Trong một lần sinh hoạt chuyên môn nghe ông tâm sự: “Đã là hội viên một Hội chính trị xã hội nghề nghiệp, với chuyên môn sưu tầm  -  nghiên cứu  -  sáng tác  -  sáng tạo - ứng dụng sử học, văn học nghệ thuật vào cuộc sống để phục vụ cuộc sống thì nhất định phải công trình, tác phẩm. Tôi đã cố gắng làm được điều này, hàng năm luôn có bài cho các  báo  chí,  tạp chí của Hội và có sách để in. Nói thật, tôi thấy mình làm chuyên môn thông  qua viết sách có thu nhập ổn định đã sống được bằng viết sách...” Người viết bài này, thật sự ngỡ ngàng bởi rất nhiều người cho rằng vào Hội là nơi để sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu sáng tác viết lách “cho vui” chứ trông chờ gì vào thu nhập qua viết sách. Tưởng ông nói vui, nhưng khi tìm hiểu kỹ tôi thật sự xúc động biết rằng từ khi ông nghỉ hưu 1992 đến nay, đồng lương hưu ít ỏi của nhà giáo với trăm công ngàn việc phải trang trải, nếu không tiền làm sách của ông, thì việc nhà, việc họ hàng làng nước, việc hội, lại hỗ trợ con cái, còn thuốc thang lúc ông bà đau yếu. Thậm chí ông bà còn dành dụm một khoản đáng kể để làm công đức tri ân với những nơi ông gắn bó với nghiệp viết, tiêu biểu như ông cúng tiến tấm văn bia bằng đá xanh tại Đền Cây Đa Bóng (Phủ Dầy xã Kim Thái huyện Vụ Bản).

Lại nói chuyện “viết lách”, ông chia sẻ: “Đã làm sách thì phải nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, sự chỉ đạo trong từng lĩnh vực cụ thể mà mình đang viết; phải kết hợp viết sách với làm hồ sơ vinh danh các danh nhân văn hóa, công nhận các di tích lịch sử văn hóa, biết dựa vào sự lãnh đạo của Đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể của địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân, sự tài trợ của những nhà hảo tâm, lại phải nắm vững thủ tục hành chính cho việc xuất bản sách... “Viết lách” là phải như vậy. Nhưng tôi không “lách” bằng tiền, bằng quyền lực chính bằng chất lượng công trình, tác dụng hiệu quả xã hội mà công trình đem lại. Phải định hướng hợp lý, kết hợp với sự kiên trì mềm dẻo khéo léo, bằng giá trị thực tiễn của sách để người có quyền lực chấp nhận cho mình làm sách một cách thỏa đáng. Nếu không kiên trì kiên định chất lượng công trình kém hiệu quả thì không thể việc Nhà nước cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu của mình được. Vì thế tôi mới có mấy chục đầu sách được xuất bản, tái bản và phát hành rộng rãi...”.

Dường như trong cuộc đời thực, mỗi tác giả thường “hữu duyên” với một hoàn cảnh cụ thể, để từ đó trở thành nơi ấp thăng hoa những sở nguyện của mình. Nhà giáo - nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam người may mắn sớm được hấp thụ những phẩm chất tốt đẹp của hai vùng quê nổi tiếng cần thông minh chính trực với những truyền thống lao động lành nghề, học hành khoa bảng, yêu nước cách mạng. Ông tâm sự: “Tôi sinh ngày 24 tháng 8 năm Nhâm Thân tức ngày 24 tháng 9 năm 1932, trong gia đình nông dân khá giả, vào bậc trung lưu, buôn bán thuốc bắc làng Cao Phương (nguyên làng Cao Hương, cuối đời Tự Đức đổi Cao Phương), nay thuộc Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Bố và mẹ cả tôi đều người làng Cao Phương. Còn mẹ hai - người sinh ra tôi người Nghệ An. Mẹ cả lấy bố tôi đã hơn 10 năm, không con, nên ông cho bố tôi lấy vợ thứ, tức mẹ tôi, một năm sau mẹ tôi sinh tôi. bố tôi con út nên nội rất quí con, bắt bố tôi (lúc đó đang hành nghề bán thuốc bắc Nghệ An) phải đưa mẹ tôi  về quê làng Cao Hương để sinh tôi... Sinh được ba tháng, bố mẹ đưa tôi trở lại Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ đây tôi sống quê hương thứ hai - Quê mẹ. Nhưng tôi luôn gắn với làng Hương quê cha hầu như từ năm 6 tuổi, hầu như năm nào bố tôi cũng cho về quê thăm bà và mẹ cả...” Làng Cao Phương quê nội của ông một trong những mảnh đất nổi tiếng học hành khoa cử của đất Thiên Bản “địa linh nhân kiệt”. Một làng không rộng lắm, đời sống dân không mấy dả, nhưng nhiều nhà nho các bậc khoa bảng. Nơi đây tuy vùng đất canh tác nông nghiệp, nhưng lại pháttriển hoạt động tiểu thương, đặc biệt nghề buôn thuốc bắc, thuốc nam. Thật thú vị khi những người làm nghề này thường tự nhủ nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người và tự hào “nghề buôn nhân đạo”. Hơn nữa muốn buôn thuốc thì phải biết chữ Hán, nghĩa phải học phải đọc được chữ Hán mới dám hành nghề. thế nhiều cụ đồ vừa làm nghề dạy học vừa làm thuốc chữa bệnh. Nghề buôn thuốc trở thành ưu thế của nhiều gia đình Cao Phương đến với nhiều nơi, nhất vùng Thanh - Nghệ. Đó cũng duyên do để gia đình ông một cửa hàng thuốc bắc lớn mang thương hiệu “Quảng Nam Long” tọa lạc giữa thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An một quí tử Bùi Văn Tam trên đời. Mặc dù có những lúc ông theo cha  mẹ  về quê nội, nhưng ông tới 37 năm liên tục (1932 - 1965) trong chặng đầu của cuộc đời đã sinh sống, học hành, trưởng thành, tham gia công tác hội dạy học gắn với quê mẹ Nghệ - Tĩnh. Quê cha Vụ Bản Nam Định, trở thành nỗi nhớ khôn nguôi trong ông, thôi thúc ông sẽ phải tìm hiểu nghiên cứu cụ thể viết. Để đến khi ông chính thức được chuyển về dạy học quê cha dạy học (từ 1965), quê nhà Vụ Bản với đậm đặc những di tích lịch sử văn hóa đã trở thành nguồn đề tài tận như những vỉa quặng quí để ông thỏa sức tìm tòi nghiên cứu. Đối với quê mẹ đẻ của ông - Cầu Giát, Quỳnh Lưu, nơi ông gắn tuổi thơ thời thanh niên sung mãn cùng với giai đoạn lịch sử dân tộc - Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp những năm hòa bình lập lại, cải cách ruộng đất, luôn canh cánh trong lòng, để đến hơn 30 năm sau ông mới giành thời gian thỏa đáng để cùng với địa phương nơi ông đã sinh sống, viết sách lịch sử địa phương quê mẹ bằng dồi dào trữ liệu ông từng trải lưu giữ...

Dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022 vừa qua, Hội VHNT tỉnh Nam Định tổ chức mừng thọ cho các hội viên cao tuổi, trong đó có hội viên Bùi Văn Tam vào tuổi 90. Mặc dù đã hẹn sẽ đến Hội, nhưng thời tiết đầu năm quá lạnh, lại thêm đại dịch Covid 19 hoành hành, ông đành quê. Cùng với niềm vui thượng thọ tuổi 90, ông điện báo tin vui cuốn sách mới “Hành trình từ nắng sớm trên núi cao” thể loại hồi ký của ông, mà dịp trước tết ông gửi tặng tôi bản thảo, đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành đầu năm 2022. Đồng thời ông còn cho biết mấy bản thảo nữa đã và đang hoàn thiện chờ xuất bản, trong đó có cuốn truyện viết về nghề thuốc bắc mà ông nặng lòng tri ân. Ông bảo: “Tôi sẽ phấn đấu để năm 2022 hoàn thành những cuốn sách “tôi ấp ủ” nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Hội VHNT tỉnh, cũng mừng tuổi 90”. Trộm nghĩ, phải chăng, ông là người dày công tìm tòi nghiên cứu tôn vinh các di tích lịch sử văn hóa, các vị thần, các đấng danh nhân của đất Thiên Bản, nên được sự phù trì linh ứng, ông được hưởng phúc đức lớn, không chỉ là một trí tuệ minh mẫn, một cơ thể tráng kiện, trường thọ, một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, mà còn là một sức làm việc trên cả tuyệt vời, tuổi 90 vẫn khỏe mạnh, viết và xuất bản sách đều đặn. Bất cứ ai đã đọc kỹ tác phẩm của ông đều có cảm nghĩ nói đến Bùi Văn Tam là nói đến Thiên Bản - Vụ Bản, Phủ Dầy Thánh Mẫu Liễu, Trạng nguyên Lương Thế Vinh... Có lúc tôi nói vui: Bác Bùi Văn Tam không chỉ là “nhà Văn hóa dân gian học”, mà còn là “nhà Thiên Bản - Vụ Bản học”, “nhà Phủ Dầy Mẫu Liễu học”, “nhà Lương Thế Vinh học”... Và tôi nhớ lại mấy dòng ông viết thật ý vị, thung dung, thơ thới:

“Chớ rằng yên phận một bề,

“An chi”, “Lão giả”,

chẳng hề gắng công!

Sống chung cùng với cộng đồng

Phải tìm chỗ đứng

dưới vầng Thái Dương...”.

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH

          Địa chỉ:  171 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định
          Điện thoại: (0228) 3849430 - Email: vannghenamdinh18@gmail.com
          Website: http://hoivhnt.namdinh.gov.vn
  Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 04/GP-STTTT ngày 19/12/2018
          Chịu trách nhiệm xuất bản: NSƯT. Nhạc sĩ Kiều Khắc Dư - Chủ tịch Hội