Tin mới


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Con mắt nhìn cái đẹp
Văn Nhân số 135
PHẦN III: Các loại hình Mỹ Thuật, Nghệ thuật hoành tráng, tranh tường và tượng đài

NGUYỄN QUÂN

Nghệ thuật hoành tráng là khái niệm được  nêu  ra  sôi  nổi,  phổ  biến vào

giữa thế kỷ 20 với phong trào nghệ thuật hoành tráng Xô-Viết và phong trào tranh tường ở Mêhicô. Theo đó tính chất hoành tráng dân chủ, công cộng, to lớn, tính tư tưởng cao, có chất anh hùng ca, sử thi và tham gia mạnh mẽ vào không gian kiến trúc. Các khu tưởng niệm lớn ở Liên Xô cũ như ở Leningrad, Stalingrad và  hầu hết những nơi từng diễn ra các cuộc chiến chống xâm lược có quy mô của những đền đài cổ đại. Tượng nữ thần chiến thắng Stalingrad phần thân đã cao hơn 60m. Kết hợp với một tượng chính hàng loạt nhómtượng phù điêu. Tất cả tạo nên một quần thể tượng đài đồ sộ. Nếu ở Liên Xô nghệ thuật hoành tráng ca ngợi hội chủ nghĩa xã hội và chiến công của nhân dân chống xâm lược thì tranh tường ở Mêhicô do các danh họa như Orozco, Rivera và Siqueiros lại ca ngợi văn hóa bản địa da đỏ, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân và sự ra đời một dân tộc Mêhicô mới hòa trộn hai dòng máu, hai nền văn hóa da đỏ và Tây Ban Nha. Những tranh tường có thể rất lớn rộng hàng ngàn m2, phủ kín bên trong và bên ngoài cả một tòa nhà. Ở Liên Xô tượng đóng vai trò chủ yếu còn ở Mêhicô tranh yếu tố thống trị người da đỏ xưa kia từng vẽ kín các khu đền đài khổng lồ của mình.

Tượng đài mang chức năng tưởng niệm, thờ cúng, tuyên truyền có từ thời cổ đại. Các tượng thần ở Hy lạp, tượng các hoàng đế ở La Mã, các tượng phật khổng lồ ở khắp châu Á, các khu đền hùng vĩ    ở Ấn Độ, Ăng - co ở Cămpuchia, Bô rô bua đua ở In - đô - nê - xia hay các tháp Chăm ở Việt Nam đều thuộc loại này. Các đô thị châu Âu từ thời Phục Hưng cũng không thiếu các tượng đài lớn nhỏ dành cho các danh nhân. Tranh tường cũng có từ thời Ai Cập, ở châu Mỹ da đỏ, trong các đền Hy - lạp, trong các động Phật   nổi tiếng ở Trung Quốc như Đôn Hoàng, Long Môn, Quang Phổ. Thời Trung Cổ và cận đại châu Âu tranh tường từng là trung tâm điểm của hội họa với các hợp đồng lớn do nhà thờ, chính quyền và các nhà giàu đặt hàng. Tranh giá vẽ chỉ ra đời sau tranh tường hàng ngàn năm và có vẻ thắng thế từ thế kỷ 19. Tranh tường gắn với các kiến trúc đồ sộ, có nội dung rộng lớn rút từ Thần thoại, kinh thánh, Phật thoại hay cuộc đời, sự nghiệp của các vị vua chúa. Chức năng của nó là minh họa những cốt truyện có sẵn, tuyên  truyền cho những tư tưởng mà bên đặt hàng nêu ra. Nó là nguồn sống và vinh quang của các họa sĩ nhưng cũng ràng buộc họ. Với chiếm hữu tư nhân về nghệ  thuật,  với nền dân chủ dần hình thành và với tự do sáng tạo của họa sĩ tranh tường dần mất đi vị trí trung tâm, thống trị của nó. Hiện nay ở Việt Nam cũng có phong trào nghệ thuật hoành tráng. Ở Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp thậm chí còn có khoa Hoành tráng. Nghệ thuật hoành tráng chủ yếu nhằm sáng tác thực hiện các tranh tường và tượng đài. Hà Nội đang kêu gọi tượng đài cho 1000 năm Thăng Long. Tp Hồ Chí Minh cũng có chủ trương quy hoạch tượng đài khắp thành phố lớn nhất Việt Nam này. Ở hầu hết các tỉnh, thành phố nước ta đều có tượng đài. Và người ta sẽ còn làm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên sau hơn 40 năm ta vẫn chưa thấy một quần thể hoành tráng, một nhóm tượng đài hay một bức tranh tường nào thành công. Đây là một vấn đề lớn của phát triển văn hóa. Mỗi công trình hoành tráng là tác phẩm của một chính sách văn hóa xã hội, của nền chính trị và kinh tế, của cả một địa phương hay một nước với sự tham gia của rất nhiều ngành từ quy hoạch, kiến trúc tới giao thông đô thị, tượng đài và nghệ thuật hoành tráng nói chung còn là một vấn đề nan giải ở nước ta.

2. Tượng tròn - phù điêu, mỹ thuật gắn với kiến trúc, tượng thờ, tranh thờ...

Một cách phân chia đơn giản và chính xác với điêu khắc là chia nó thành hai loại tượng tròn và phù điêu. Cả về mặt ngôn ngữ và công năng sự phân chia này đều có lý và dễ dàng.

Tượng tròn là tượng có khối ba chiều chiếm chỗ trong không gian ba chiều. Người ta có thể quan sát nó khi đi xung quanh. Một số tượng tròn có một chiều tựa vào nền tường hay một phong cảnh nào đó. Việc giải quyết không gian tượng đóng vai trò quan trọng. Các hướng đi của người xem được xem xét như một yếu tố biểu đạt. Những khối tượng được tính toán các hướng nhìn, tầm nhìn chính phụ khác nhau. Mặt chính, hướng chính, không gian tiếp cận chính được ưu tiên và nhấn mạnh. Chủ đề tượng cũng như nghệ thuật thể hiện ở hướng chính cũng là trọng tâm về nội dung và hình thức tác phẩm. Thí dụ tượng nhân sư Ai Cập thì hướng chính nhìn vào mặt nhân sư và tầm nhìn thấp hơn đầu tượng. Nhóm tượng của Bernini đặt trong một vòm thờ tuy là tượng tròn nhưng hầu như người ta chỉ chiêm ngưỡng nó từ phía trước. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp có một tấm tròn với các bàn tay nhỏ phía sau khối chính nên người ta cũng không thế xem tượng từ phía sau. Tượng Tam thế chùa Thầy rất hoàn chỉnh cả ba chiều nhưng cũng chỉ có hướng trước mặt là hướng chính. Trọng tâm khối tượng ở hướng trước mặt là hướng chính. Trọng tâm khối tượng ở hướng nào tùy thuộc vào nơi đặt để và công năng của tượng. Ngoài trời trong công viên trống cả xung quanh thì tương quan các diện chính phụ lại khác hẳn. Thế kỷ 20 với phong trào kiến trúc hiện đại xuất hiện khái niệm khối rỗng. Phán đục rồng, không khí, được coi là một chất liệu của điều khắc. Tiêu biểu là các tượng của H. Moore ở Anh. Sự giáo hòa về khối đặc, rỗng của tượng với không gian bao quanh được đề cao.

Phù điêu là những chạm khắc hay đắp nổi lên một bề mặt hai chiều. Có loại phù điêu nổi rất cao. Có loại phù điêu thấp, phần nổi lên không nhiều. Phù điêu chìm thì hình thể được khắc chìm vào nền và có hiệu quả tranh khắc, đồ họa nhiều hơn. Thời Trung cổ ở Châu Âu hay trong điêu khắc Việt Nam thế kỷ 16-19 có nhiều bức chạm lộng, chạm bong. Tức là cá khối gỗ, đá được đục thủng hoàn toàn, tạo nhiều lớp hình thể chồng chéo lên nhau, hiệu quá quang trí và tạo hình gắn giống tượng tròn. Các kỹ thuật phù điêu là quan trọng nhất cho đồ gỗ thủ công và trang trí kiến trúc. Tượng thạch cao hay đắp vữa phố biến trong các kiến trúc Barốc. Ở Việt Nam ta thấy loại phù điêu này rất phổ biến trong các kiến trúc “thực dân” được xây dựng thời Pháp thuộc. Tượng tròn gắn với kiến trúc xuất hiện từ thời Hy Lạp, Ai Cập cổ. Có khi bản thân các cột chịu lực cũng được tạc thành pho tượng. Ở các nhà thờ Trung Cổ tượng tròn và phù điêu kéo dài trên các than cột và các vòm chót vót, các ô cửa, hàng hiên hay trên mái công trình. Đối với các đền đài bằng đá như Ảng Co, Bộ rô bua đua hay các tháp Chăm thì khó tách bạch điêu khắc, tượng tròn và phù điêu khỏi kiến trúc. Các tượng nhà mồ Tây Nguyên không gắn hắn vào than gỗ của ngôi nhà nhưng lại là các yếu tố cấu tạo nên cả khu nhà mồ kỳ bí.

Do lịch sử phát triển văn minh không thể tách rời phát triển tôn giáo nên mỹ thuật ở mọi nơi trên thế giới. Các tôn giáo độc quyền về mỹ thuật một thời gian dài. Các vương triều khi bảo trợ nghệ thuật cũng sử dụng đề tài tôn giáo. Chỉ từ thời Phục Hưng và nhất là sau cách mạng xã hội chủ nghĩa thì nghệ thuật phi tôn giáo mới phát triển mạnh và đi tới thắng thế hoàn toàn như ngày nay. Vì vậy tranh thờ, tượng thờ là hai loại hình phổ biến trong lịch sử mỹ thuật. Chức năng của nó là để thờ, tang trí cho một nơi thờ cúng hùng vĩ hay một ban thờ gia đình nhỏ xíu. Nghiên cứu các loại tranh tượng này cần những hiểu biết về tôn giáo. Không biết đạo Phật, Đạo Lão  ta khó hiểu được các hệ thống tượng trong các ngôi chùa Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Không hiểu kinh Thánh, Tân ước và Cựu ước cũng như lịch sử Ki - tô giáo thì ta hầu như không thể tiếp cận mỹ thuật phương Tây.

(còn tiếp)

 

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH

          Địa chỉ:  171 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định
          Điện thoại: (0228) 3849430 - Email: vannghenamdinh18@gmail.com
          Website: http://hoivhnt.namdinh.gov.vn
  Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 04/GP-STTTT ngày 19/12/2018
          Chịu trách nhiệm xuất bản: NSƯT. Nhạc sĩ Kiều Khắc Dư - Chủ tịch Hội