Bút
ký
Nguyễn
Văn Bổng
Cuộc chiến chưa có hồi kết
Cuộc chiến tranh ác liệt nhất, tàn bạo bẩn
thỉu nhất, toàn diện triệt để nhất,
hy sinh nhiều người của và lâu
dài nhất nhân loại của thế kỷ 20 do Mỹ
và các thế lực thù địch tiến hành ở Việt
Nam cũng
đã lùi xa 45 năm. Dẫu đất và gang thép
cũng đã nguội dần nhưng thân người
lính cả hai chiến tuyến vẫn đau ngần ấy đau.
Thảm họa khủng khiếp của vũ khí
hóa học da cam/dioxin đã gây ra chết chóc và tật nguyền di truyền cho hàng chục
triệu người, đến nay đã trải gần 60 năm, các nạn nhân trực tiếp và con cháu của
họ phải gồng mình chịu đựng hậu họa dai dẳng khôn lường thì cuộc chiến này chưa
có hồi kết. Họ là những người lính mà quỹ thời gian không còn nhiều. Người trẻ
nhất cũng ngoài tuổi 60, sức khỏe hao vơi theo thời gian và sống chung
với khủng hoảng bệnh tật, kinh
tế, tinh thần. Họ là những
người đã di truyền dị dạng
cho thế hệ con cháu. Ngoài những người nhiễm
độc ở chiến trường thì môi trường
ngày nay khi công nghiệp hóa càng cao mức
thải độc càng rộng lớn, xử lý chất thải
bất cập nên cánh đồng chết, dòng sông
khai tử, làng ung thư cũng không còn xa lạ ngay cả
trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã và đang đe dọa sức khỏe con người cũng cần lắm việc phòng và tầm soát chữa bệnh.
Một trong
những giải pháp tích cực
hiệu quả
Trung ương Hội Nạn nhân
chất độc da cam/ dioxin Việt Nam đã tích cực cho ra đời đúng lúc một trung tâm xông hơi giải độc tại Trung tâm Bảo trợ Trung
ương Hội tại xã Yên Bình huyện Thạch Thất Hà Nội ngay từ năm 2014. Đến năm 2015, sau một thời gian thi công, cơ sở
vật chất, trang bị nội thất và các thiết bị phục vụ cho ăn ở, dạy nghề, điều trị
và dưỡng tâm bằng nguồn vốn kêu gọi từ
các tổ chức phi Chính phủ, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, của
các đơn vị Bộ Quốc phòng, một đội ngũ
17 người gồm ban giám đốc trung tâm, các y bác sỹ đã đi vào vận hành quy trình xông hơi thải độc, phục hồi chức năng chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân chất độc da
cam. Rừng cây ăn quả, bóng mát, cây cảnh
cây hoa đã phủ kín quả đồi gần 17 ha, có ao cá, tường bao khép kín khuôn viên,
có non bộ, điện đường, ghế đá như một
công viên. Khu nhà ở, hội trường, nhà ăn, phòng đọc sách, xem tivi, đánh cờ trang bị lắp đặt wifi, phòng nghỉ có điều hòa nhiệt độ, quạt trần, bình nóng lạnh, tủ to nhỏ, giường nệm và các dụng
cụ gần như mới tinh tươm trang bị khép kín làm mọi người hài lòng, yên tâm ngay
từ khi nhận phòng. Nhà phục hồi chức
năng, khu xông hơi thải độc, bệnh xá, các phòng chức năng khá đẹp, sạch và
trang bị rất nhiều dụng cụ ngành y phục vụ bệnh nhân mang nhãn hiệu Hàn Quốc,
Nhật Bản, Mỹ, các tập đoàn kinh tế đủ cho một lúc hai ba đoàn ăn ở điều trị.
Nơi hội tụ những nụ cười
Tháng bảy tháng tri ân các
anh hùng
liệt sỹ thương bệnh binh nóng như đổ lửa,
đoàn Nam Định chúng
tôi nhận nhiệm vụ lên đường. Đây
là đợt đầu tiên đi xông hơi tẩy độc. Tại trụ sở tỉnh Hội
Nạn nhân chất độc da cam, 16 hội
viên của ba huyện Giao
Thủy, Hải Hậu, Vụ Bản
đã có mặt từ sớm. Các
đồng chí Phạm Ngọc Kiểm - Chủ tịch,
Phạm Tuấn Bảo - Phó
Chủ tịch động viên
các thành viên và giao cho đồng
chí Nguyễn Văn Bổng (Hải Hậu) làm trưởng
đoàn và làm lễ xuất quân. Đón
chúng tôi tại hội trường Trung tâm
Bảo trợ Trung ương Hội, đồng chí Giám đốc Nguyễn
Thanh Long, bác sỹ Phó
Giám đốc Nguyễn Tiến Ninh cùng đoàn
Hà Nội vui vẻ, tươi cười tay bắt mặt
mừng như người nhà đi xa
nay trở lại quên cả chặng
đường dài hơn ba tiếng.
Bữa cơm dẻo canh ngọt đầu tiên tại nhà ăn rất sạch và
ngon miệng bởi các cháu
phục vụ với nụ cười thường
trực trên môi chào hỏi các ông, các cụ, các bác. Đêm đầu
tiên mọi người tìm lại cảm
giác tưởng đi vào dĩ vãng đó là: ăn cơm tập
thể, nằm giường cá nhân, ngày ba hồi kẻng làm hiệu lệnh nên rất vui vẻ đón nhận. Họ gác
lại chuyện cơm áo gạo tiền,
lao xao chợ búa, đầu sông cuối bãi
để về đây trị bệnh. Từ người già nhất đoàn
đi qua hai cuộc kháng chiến; cụ
Đinh Quang Nhạ 94 tuổi, người thương tật
nặng nhất 81% anh Hoàng Tiến 62 tuổi đã truyền hóa chất do
ung thư đều quê Hà Nội
đến người bị tra tấn tù
đày chống nạng yếu nhất đoàn ông Trần Quang Hách quê Vụ Bản (Nam Định) 72 tuổi đều rất quyết tâm chiến thắng bệnh tật bằng sự kiên trì uống đủ thuốc, xông
đủ thời
gian, vận động đúng tốc độ quy
định. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng không ai bỏ cuộc và đã cán
đích đủ 21 ngày. Quy trình điều trị hàng ngày theo phác đồ của
bác sỹ, y tá rất chặt
chẽ trong cả bốn giai đoạn nâng cao dần nên anh em thích nghi
không khó khăn lắm. Buồng xông hơi
lát gỗ Nga, đá chịu nhiệt
Nhật, lò đốt nhiệt máy
lọc nước Hàn Quốc, thuốc Mỹ...
đều vận hành đúng quy trình chỉ số khoa
học nên tâm lý người bệnh rất
yên tâm. Buồng xông có độ
nóng khô từ 90 đến
110 độ c nhưng không ngạt thở. Trong buồng xông, mồ hôi tuôn ra chảy ròng ròng như tắm nhưng không khi nào vắng tiếng cười nói. Các quân binh chủng, các chiến
trường được điểm danh và nhận ra nhau, trăm
thứ chuyện tiếu lâm mọi miền quê xưa và
nay, cả chuyện hài hước trần tục nhất cũng được về đây tuyển tập,
xua tan cái nóng hầm hập tăng dần. Sau mỗi lần nghỉ là các loại
quả, nước lọc, nước pha dung dịch thuốc
được bù đủ số nước đã tuôn ra thải độc
tố trong cơ thể và tiếp tục vào buồng xông...
Trong
quá trình điều trị, mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, diễn biến sức khỏe đều được bác sỹ Phó Giám đốc Nguyễn Tiến Ninh trực tiếp khám sàng lọc,
lên bệnh án và chỉ đạo khoa học hợp lý.
Các đoàn báo chí, truyền hình, phát thanh của các đơn vị quân đội, đoàn cán bộ các ngành của Trung ương, các quận Hà
Nội luân phiên tới thăm hỏi, tìm hiểu ghi hình đối thoại cùng bệnh nhân. Đại tá
Trần Đình Đích- Tổng biên tập cùng các anh
trong ban biên tập Tạp chí Da Cam Việt Nam xuống thẳng phòng xông hơi, nhà
phục hồi chức năng trò chuyện động viên từng anh em, nắm bắt cụ thể những đề xuất
yêu cầu chính đáng của anh em. Dịp kỷ
niệm 74 năm ngày thương binh liệt sỹ, trưởng đoàn Nam Định Nguyễn Bổng thay mặt cả đoàn Hà Nội cùng các cháu tật nguyền, các y, bác sỹ, và ban giám đốc được Trung ương Hội cho xe về tận trung tâm tẩy độc đón lên dự buổi gặp
mặt đầy ấn tượng, xúc động, nghe Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phó chủ nhiệm chính trị, (nay là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương) Thượng tướng nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Chủ tịch Trung ương Hội Nguyễn Văn
Rinh, các đại biểu các ngành của Trung
ương trò chuyện, tặng quà, ân cần trao
đổi, động viên và chụp ảnh lưu niệm.
Cái kết có hậu
Chúng tôi đã tìm
hiểu kết quả và
phản hồi tích cực của hàng chục tỉnh thành hàng
trăm bệnh nhân về đây xông hơi
điều trị giải độc mà yên lòng.Tất cả
anh em đều có nhận
xét chung; chưa bao
giờ uống nhiều thuốc, nhiều nước,
ngồi buồng xông nhiệt độ cao đến vậy. Có ngày uống tới 60 viên thuốc các
loại, đưa vào người và thải ra tới 6 lít
nước, buồng tắm có lúc đồng hồ
báo 95 độ C. Ngay tuần đầu tiên đã có 80% số anh em phản ứng ngứa từng bộ phận và toàn thân, xương khớp, kể cả gút mãn, tiểu đường, đau đầu chóng mặt,
mất ngủ, tim mạch... đều có chuyển biến
tích cực, ăn ngon ngủ sâu
giấc hơn. Tuần thứ hai các
mụn ngứa đều hết sạch và thâm
đen lặn dần không
ai còn hiện tượng ngứa da đến chân tóc. Sang tuần thứ ba, hết thảy cả hai đoàn,
người nào cũng tăng cân nhưng nhẹ
nhàng, nhỏ bụng, săn chắc
và đen hơn, khỏe mạnh hơn, ai cũng có cảm
giác như chiếc xe máy sau đại tu
máy êm
hơn, ngọt ngào hơn, ngon chớn hơn xứng với đồng tiền bát gạo đầu tư cho sức khỏe. Bữa
cơm liên hoan chia tay thật ấn tượng cùng nhau nâng cốc, từ giám đốc đến nhân viên phục vụ cùng các
thành viên trong đoàn đều hỉ
hả, hân hoan nở nụ
cười thật tươi. Mâm cơm
chia tay có miếng ngon của cá trong
hồ do Giám đốc Nguyễn Thanh Long trực
tiếp câu góp vào, có rượu sim của Trưởng
phòng hành chính Văn Nông tự sản xuất tài trợ, có giọt mồ hôi mặn
mòi của chị nuôi và nụ cười đôn hậu của bác sỹ Phó Giám
đốc Nguyễn Tiến Ninh. Tất cả đều hóa thân vào nhau để niềm vui
nhân lên nhiều lần, nỗi buồn vợi đi trong giờ phút lưu luyến tạm biệt. Khi
đi tâm trạng họ thấp thỏm lo
âu, khi về niềm vui,
sức khỏe, nụ cười sẽ làm
cho họ dẻo dai hơn, tự tin lạc
quan hơn, thiết tha yêu hơn
cuộc sống. Hai mươi ngày xông hơi tại trung tâm
đã để lại nhiều ấn tượng
và kỷ niệm sâu sắc với các thầy thuốc với đồng đội của nhiều địa
phương, rất nhiều người đăng ký được dịp tái điều trị tại trung tâm
lần hai.
Mong sao có nhiều tổ chức, nhiều mạnh thường quân nối dài cánh
tay tài
trợ nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, để trung tâm đã tốt rồi phải tốt hơn nữa, giảm
bớt sự đóng góp của các đối tượng chính sách nạn nhân da cam tạo điều kiện cho
họ được về xông hơi điều trị nhiều hơn, dễ dàng hơn nữa, kể cả người ngoài đối
tượng nạn nhân da cam tự nguyện.
Mong sao các
cấp Hội tuyên truyền, lan
tỏa rộng khắp tới từng đối tượng, và bài
viết này trong Tạp chí Da Cam là lời nói trung thực trăm nghe không bằng một thấy của người trong cuộc đã trải nghiệm có kết quả tốt giúp các đối tượng có lựa chọn
tích cực chăm sóc sức khỏe của
chính mình để nở những nụ cười vì quỹ thời gian của họ không còn nhiều.