Nhà anh Toàn cũng cố mà bắt chước nhé.
Thấy chồng trở về trong thất thểu, mặt đỏ gay vì say rựou miệng lảm
nhảm:
- Chúng mày cút hết đi, lũ vịt giời ăn hại, chúng mày làm nhục ông thế
này.
Cô giáo làng ứa nước mắt, đắp chăn cho chồng và lặng lẽ xuống nấu bát
cháo đậu xanh giải rượu.
Một tuần trong câm nín nặng nề. Nhà như có
đám. Mâm cơm nguội lạnh chẳng ai nói cùng ai. Gã lại uống rượu nhiều hơn. Căn
bệnh cũ tái phát từ chiến tranh lại kéo về hành hạ gã. Những cơn mưa rừng, lán
thanh niên xung phong tơi tả trong khói bom...và những người con gái đẹp chập chờn
trong cơn mơ. Và kết thúc giấc mơ bao giờ cũng là tiếng đứa bé trai cười vang.
Giấc mơ và cơn sốt làm gã gầy như xác ve. Nhìn bóng chồng cô giáo làng nuốt nước mắt vào trong để vơi đi tủi hờn
cay đắng.
Chiều trung du lê thê buồn, mưa
mỗi lúc một dầy hạt. Toàn trở về nhà khi mâm cơm đã nguội. Chìa ra cái giấy
trước mặt vợ:
- Đợi này anh đi họp cựu chiến
binh ở Hà Nội chắc ở đấy chơi lâu lâu một chút. Mình cứ yên tâm
không phải lo cho anh. Dưới đấy anh có đồng đội rất nhiều. Anh muốn hàn huyên
với mọi người cho thanh thản sau này có
tuổi đi lại khó khăn hơn.
Bàn tay gầy gầy của gã vỗ vào vai vợ ra chiều an ủi. Vợ gã nhìn vào mắt
chồng rồi ứa nước mắt quay đi. Bao ẩn ức trong ánh nhìn tội nghiệp của vợ làm
lòng gã trĩu buồn. Cái giống đàn bà ở
đâu mà mau nước mắt. Chồng đi có mấy ngày mà cũng khóc được rõ lạ? Vậy chiến
tranh gã cứ biền biệt mãi thì sao?
Hà Nội
vào đông lả lướt khăn san và dịu dàng
hương hoa sữa. Nhịp phố dường như chậm hơn trong khúc giao mùa. Nước hoa mộc của vài thiếu
phụ thoáng quá khiến gã bâng khuâng. Cái cảm giác xốn xang thật lạ ùa về trong
tâm hồn gã. Quán cà phê gà ngồi cùng ông
bạn họa sỹ hà thành lênh đênh giai điêu: “ Em tôi đi, màu son lên đôi môi. Khăn
san bay, lả lơi bên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền. Hà Nội thêm bóng dáng
nàng tiên..” Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn khiến lòng gã thao thiết chìm vào
lời ca suối nhạc. Không gian tĩnh, gã
phiêu bồng, chỉ khi tiếng thỏ thẻ cất lên:
- Thưa ông dùng gì ạ?
Nàng hiện ra giản dị mộc mạc trong áo gụ
nhà quê. Đôi bàn tay thô vụng nhưng ánh mắt to trong sáng như biết nói thì
gã thấy chơi vơi như chết đuối. Họa sỹ
mỉm cười nhìn gã và gái quê rồi quay đi. Cái cười của họa sỹ khiến gã như được
giải thoát. Ánh mắt to sáng rỡ, âm sắc thật thà đến tội nghiệp của gái miền
biển thì khiến gã mất ngủ khi đêm về. Gã dốc cả nỗi niềm trong chén rượu đêm
đông cùng họa sỹ nhưng chỉ gặp ánh mắt muộn phiền cùng cái lắc đầu của ông:
- Thôi ông bằng lòng với số phận đi. Tuổi này rồi còn tính toán chi cho
thêm mệt. Người tính không bằng trời tính đâu. Con trai hay con gái quan trọng
gì. Con nào có ngãi có nghì thì nên mà.
Gã buồn bã khi nghe lời khuyên can của bạn
mình, người lính Trường Sơn đã từng vào
sinh ra tử cùng gã. Nhưng nhớ tới tiếng
cười lời nói bóng gió của họ hàng làng mạc thì gã lại càng quyết tâm. Kế hoạch
được lập trình trong đầu. Ngày nào gã cũng tới quán cà phê nơi có gái quê mắt
to sáng rỡ. Có nét đằm thằm mộc mạc
khiến gã rất ưa. Nhưng cái quấn hút hơn vẫn là vẻ phồn thực rất đàn bà của
nàng. Hà Nội không vội được đâu. Kệ! Không chần chừ ăn chơi không sợ mưa rơi
nhé. Gừng càng già càng cay nhé! Gã lấy
thẻ trong ví rút hết số quỹ đen còm cõi
tích cóp bao năm nay để làm việc lớn. Lòng thầm khấn nguyện là sẽ có
được nàng. Đàn bà nhà quê quá lứa lỡ thì bỏ quê ra phố kiếm việc làm thêm giờ
rưng rưng cảm động khi có tấm chân tình rót mật vào tim. Gã đã thành công ngoài
dự định khi một tuần thì nàng đã thuộc
về gã. Sau cú điện thoại hối hả điện về cho vợ:
- Mình ạ! Anh ở lại dưới này một thời gian nhé! Anh em lâu ngày không
gặp nhau đã mời anh đi thăm lại chiến
trường xưa tận trong Nam. Tháng sau anh
mới về nhé.
Tiếng bối rối khắc khoải của vợ
vang lên trong máy điện thoại khiến gã áy náy:
- Sao mình đi lâu thế. Còn bao việc trọng đại đang chờ mình ở nhà mà..
Em biết ngay mà...Mình không thương em nữa hay sao...
Tiếng nghẹn nghẹn thổn thức của vợ cất lên, nhưng gặp đôi mắt ngơ ngác của gái quê đang chăm chú
nhìn mình thì gã vội vàng tắt máy.
Căn phòng trọ được cấp tốc thuê với giá phải chăng. Sợi dây chuyền vàng
tây thả vào chiếc cổ của gái quê. Những lời thì thầm âu yếm khiến gái miền biển
xiêu lòng. Nàng cảm động vì từ nay đã có chỗ nương tựa, già thì đã sao cơ chứ, quan trọng là ông ấy thương
mình. Ông ấy muốn có con với mình. Nếu Chúa thương tình cho nàng đẻ một đứa con
trai với ông thì cuộc đời nàng sẽ sang trang mới. Nàng sẽ không còn ảm đạm bên
căn nhà nhỏ trong rừng phi lao nghe thủy triều vỗ vào bờ cát. Tim không còn âu
lo côi cút mỗi khi bão biển ập về.
Hà Nội không vội được đâu nhưng
ruộng già mạ ngấu. Chỉ trong một tháng trời nàng đã hoài thai trong niềm hân
hoan hy vọng của gã.
Gái miền biển nước mắt đầm đìa về lại căn
nhà nhỏ trong rừng phi lao. Chiều hoang hoải
trong tiếng chuông nhà thờ rền rĩ
cất lên. Đêm nằm nghe biển thở đặt tay
bụng mình nghe nhịp đập của con
thơ, khắc khoải chờ đợi một bóng hình đã
hẹn mà mãi chưa trở lại. Bụng mỗi ngày một nhô cao, lo sợ hoảng hốt trong tiếng dè bỉu của dân xóm chài. Khắc khoải nhìn từng cánh chim thiên di trong
mây bạc. Trời thương ông ấy cũng đã trở lại trong dáng vẻ tiều tụy và chiếc
valy chật căng sách vở. Vuốt vuốt cái bụng của người đàn bà xứ biển ông trầm
ấm:
- Từ nay tôi sẽ ở lại đây với mẹ con em. Tôi đã đem theo tiền lo cho mẹ
tròn con vuông. Tôi là chồng em, em không lo lắng sợ hãi gì cả.
Nàng mừng rỡ nhưng vẫn lo âu:
- Thế còn bà ấy và gia đình ông
nữa chứ. Nếu nó cũng là con gái thì sao...
Nàng bụm miệng bật khóc. Gã bối
rối vỗ yên nàng:
- Nếu nó là con gái thì trời bắt tội tôi phải chịu. Tôi vẫn thương hai
mẹ con em và bảo bọc cho em.
Bếp nhà ai đỏ lửa, hoa đào hàm tiếu chúm chím trong vườn đông. Mùa Giáng
sinh qua đi dân xứ biển cũng hối hả
chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán sắp tới. Chỉ có mấy tháng trời mà tóc gã đã biến ra
sương khói. Gã ngồi ủ rủ bên chiếc nôi tre có đứa trẻ thơ thiếp ngủ. Tấm chăn
lính đã bạc màu đắp lên kĩ càng cho đứa trẻ. Bỗng gã giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc ở sau
lưng:
- Nào cho tôi xem hoàng tử của ông, đích tôn của dòng họ xem nào? Gớm
tôi tưởng con nào khéo đúc ra cái vòi cho ông nở mày nở mặt với dòng họ. Ai ngờ
thị mẹt vẫn hoàn thị mẹt. Có khác chi mẹ con tôi. Trời ơi sao cuối đời tôi lại
vướng phải nghiệp chướng này cơ chứ?
Hàm răng người đàn bà nghiến chặt như nuốt nỗi đớn đau cay đắng vào
trong. Đứa trẻ nghe tiếng nói chợt thức giấc khóc thét lên. Gã luống cuống nhìn vợ. Người đàn bà bực bội nhìn gã:
- Già rồi mà vẫn sinh tật, giờ thì ông sướng chưa? Ông hả hê vừa lòng
rồi nhé !Mèo vẫn hoàn mèo. Mẹ con nó có hơn gì mẹ con tôi.
Đứa bé khóc, người đàn bà cũng khóc. Không
đành lòng bà bế đứa bé lên thấy tã nó ướt đầm, bà ngần ngừ chạy ra mảnh sân phơi đồ con trẻ. Nhìn dãy đồ
em bé ít ỏi cũ kỹ bà thở dài vơ đại một
chiếc tã rồi vò mềm quấn cho đứa bé. Thật lạ trong vòng tay bà đứa bé nín khóc
ngay. Xót xa nhìn chồng tiều tụy, bà vội
vàng lấy tấm áo khoác đem theo dúi vào tay ông. Mở túi lấy ra sấp tiền:
- Đây là mấy tháng lương hưu của ông tôi đã
lĩnh. Tôi chả tiêu đồng nào đâu. Ông cầm lấy mà mua sữa cho con bé. Nó không có
tội để nó gầy xanh quá thì khổ.
Năm năm sau chiều trung du thấp thoáng sắc hoa đào, bếp nhà ai rực hồng hương bánh tét bánh chưng.
Cây nêu ngày Tết phất phới cờ ngũ sắc, từng đoàn xe hối hả chở người về quê
ăn Tết. Có một người đàn ông tóc bạc
trắng ngơ ngác trước ngõ nhà. Đứa bé gái xinh xắn giống ông như hai giọt nước
cứ kéo tay cha. Người đàn bà ngỡ ngàng chân muốn chùn xuống, khi nhận ra bóng hình thân yêu xưa. Con bé sợ
hãi trốn sau chiếc ba lô lính đã bạc màu
nhưng lại yên lòng khi nghe cha nó lên
tiếng:
- Lạy mẹ đi con. Mình tha tội cho tôi. Tôi
đem con về ở mình. Mẹ nó không còn nữa.
Người đàn bà bật khóc ôm đứa bé vào lòng xót xa. Rồi bế nó tới gần bếp
lửa đang rừng rực cháy. Bà mở nồi lấy đũa vớt một tấm bánh cóc be bé xinh xinh nhìn con
bé âu yếm: