Tin mới


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Năm Sửu nói chuyện trâu
Văn Nhân số 135

Sưu tầm

THANH NHÀN

Tản mạn tục ngữ, thành ngữ về Trâu:

Đối với người Việt Nam ta, trong 12 con giáp, Trâu con vật gần gũi, gắn thân thiết với con người. Con trâu không chỉ “đầu nghiệp” mà còn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay, câu ca “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta” trong ca dao Việt Nam đã nói lên điều đó. Hình tượng con trâu không chỉ đề tài đầy ắp trong các giai thoại, tục ngữ, ca dao, dân ca trong văn hóa Việt Nam hàng ngày chúng ta còn được nghe những thành ngữ quen thuộc về cuộc đời, về nhân tình thế thái gắn với con trâu.

Đàn gảy tai trâu:

Câu thành ngữ “đàn gảy tai trâu” nhằm ngụ ý rằng: đưa điều hay ho tốt đẹp đến với đối tượng không có khả năng thưởng thức cảm thụ thì cũng chỉ phí công ích thôi. Câu thành ngữ này bắt nguồn từ câu chuyện: “Đối ngưu đàn cầm” bên Trung Quốc. Chuyện rằng: xưa một người tên Công Minh Nghĩa rất tinh thông nhạc chơi đàn rất hay. Một ngày nọ, ông ta đang dạo chơi thì nhìn thấy một đàn trâu gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông đàn khúc “Thanh giác chi tao”, một bản nhạc cùng cao nhã. Tiếng đàn của Công Minh Nghĩa rất hay, nhưng trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát thì ông nhận thấy không phải trâu không nghe được mà vì khả năng cảm thụ âm nhạc của chúng rất kém.

Đời Đông Hán, có một người thông tuệ tên là Mâu Dung sau khi dùng những triết  lý cao siêu để giảng Kinh Phật cho học trò nhưng thấy họ cứ ngơ ngác, chẳng hiểu gì. Ông liền ngửa mặt lên trời than rằng: Đúng là “Đối ngưu đàn cầm”, thật phí cho trí tuệ của ta. Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một câu thành ngữ, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã:

Câu tục ngữ có nguồn gốc Hán – Việt: Ngưu: Trâu, Mã: Ngựa, tầm: tìm. Nghĩa của nó là: Trâu tìm trâu, Ngựa tìm ngựa. Nhằm đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống, có giá trị như là một chân lý về quan hệ giữa người với người: Người tốt sẽ tìm đến người tốt để làm bạn thân. Cũng như vậy, kẻ xấu thường tìm gặp kẻ xấu để kết bè kéo cánh, cùng hội cùng thuyền với nhau.

Trâu chậm uống nước đục:

Việt Nam có thành ngữ “Trâu chậm uống nước đục”. Thành ngữ này được dùng để nói về trường hợp người nhanh chân sẽ đạt được mục đích trước, kẻ chậm chân tất phải thiệt thòi.

Sự tích trên đây được chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Từ câu nói “Cao tài tật túc tiên đắc yên” (có tài cao mà nhanh chân thì được trước vậy) của Khoái Thông,  người đời sau rút ra thành ngữ “Tiệp túc tiên đăng” (nhanh chân thì trèo lên được trước) để nói về trường hợp một trường làm việc mau lẹ, quyết định sớm sủa, thì đạt được mục đích trước những người khác.

Thành ngữ này giải thích một cách nôm na như sau: Đàn trâu xuống sông uống nước, con nào đi chậm, đến sau sẽ phải uống nước đục, vì nước sông đã bị những trâu đến trước khuấy đục mất rồi. Câu này lấy chuyện trâu để khuyên người ta đi đâu không nên đi chậm giờ mà lỡ việc, hay gặp phải những việc không may...

 

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH

          Địa chỉ:  171 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định
          Điện thoại: (0228) 3849430 - Email: vannghenamdinh18@gmail.com
          Website: http://hoivhnt.namdinh.gov.vn
  Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 04/GP-STTTT ngày 19/12/2018
          Chịu trách nhiệm xuất bản: NSƯT. Nhạc sĩ Kiều Khắc Dư - Chủ tịch Hội